Quy định về hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công cụ thể như thế nào?

Định nghĩa về bản vẽ thi công? Hồ sơ bản vẽ thi công là gồm những gì? Quy định về hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công chi tiết sẽ như thế nào? Đây là những câu hỏi đặt ra trong quá trình lên kế hoạch, chuẩn bị thi công, xây dựng công trình. Bài viết dưới đây sẽ giúp trả lời những câu hỏi trên. Cùng theo dõi nội dung qua bài đọc.  

quy định về hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công
Thiết kế bản vẽ thi công là điều không thể thiếu trong thi công xây dựng

Khái niệm của bản vẽ thi công 

Trước khi đi vào nội dung chính cần phải có trong bộ hồ sơ thiết kế, cần phải tìm hiểu để nắm bắt được bản vẽ thi công là gì? Hiểu một cách đơn giản, cơ bản thì bản vẽ thi công là loại bản vẽ được sử dụng ở trong quá trình tiến hành xây dựng nhà ở, cầu đường, các khu trung tâm, chung cư… Bản vẽ thi công là giai đoạn cuối cùng của một quy trình thiết kế đối với một công trình xây dựng. Sau khi có được quyết định duyệt thiết kế bản vẽ thi công từ chủ đầu tư thì nó sẽ được sử dụng, triển khai thực hiện. 

quy định về hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công
Bản vẽ thi công đóng vai trò lớn trong xây dựng công trình

Theo quy định về hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ là một phần không thể thiếu đối với hồ sơ thiết kế thi công và có vai trò quan trọng trong xây dựng.

Nội dung bản vẽ thi công gồm có phần dự toán kèm theo bóc tách khối lượng. Bản vẽ sẽ giúp cho các kiến trúc sư và các bộ phận liên quan thuận tiện, dễ dàng hơn trong việc tính toán chi tiết về khối lượng nguyên liệu, để từ đó lên dự trù kinh phí xây dựng đối với toàn bộ công trình.

Còn đối với các kỹ sư thiết kế thì bản vẽ thi công lại chính là phần chi tiết, cụ thể hóa của bản vẽ thiết kế sơ bộ. Nhờ vào thông tin của bản vẽ thi công,  những người giám sát dự án cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý số lượng cũng như là tiến độ xây dựng công trình.

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công là như thế nào?

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm có hai phần: bộ hồ sơ thi công và bản vẽ kiến trúc. Bộ hồ sơ thi công thì gồm có các thành phần là chi tiết kết cấu cột, bản vẽ kết cấu chi tiết móng, bản vẽ nước, kết cấu sàn, bản vẽ sàn. Còn bản vẽ kiến trúc thì giúp cho gia chủ hình dung được hết tổng thể của công trình trước khi hoàn thiện.

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công giữ vai trò quan trọng trong bộ hợp đồng xây dựng trọn gói vì nó bao gồm cả bản vẽ thi công cùng các chi tiết liên quan đến bản vẽ chi tiết. Nó thể hiện chi tiết ở vị trí, các bộ phận, kích thước rồi vật liệu xây dựng,… Tất cả đều được sắp xếp một cách đầy đủ ở trong bộ hồ sơ theo đúng quy định về hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công của một dự án.

Quy định về hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công

Hồ sơ thiết kế thi công cần phải đảm bảo theo đúng quy định sau: 

  • Tiêu chuẩn quốc gia 

Hồ sơ thiết kế tuân theo các tiêu chuẩn quốc gia đã được nhà nước ban hành. Như: TCVN 3990, TCVN 3827, TCVN 5570… Trong đó có quy định rõ ràng: 

Phạm vi áp dụng: cho những cá nhân, tổ chức có nhu cầu về lập hồ sơ thiết kế, phục vụ cho cả quá trình thi công xây dựng. 

Thành phần hồ sơ: gồm có 3 thành phần chính: 

Phần thuyết minh, các tài liệu cơ sở

Phần bản vẽ 

Phần các tài liệu về kinh tế kỹ thuật liên quan

Trong đó, cụ thể: 

Phần thuyết minh và các loại tài liệu cơ sở thì có thể tham khảo ở các mẫu có sẵn của các bộ, ban ngành. Phần này thì là nền cơ sở nên có thể giống nhau giữa các bộ hồ sơ

Phần bản vẽ gồm nhiều loại bản vẽ khác nhau tùy vào tính chất đối với từng loại công trình xây dựng. Bản vẽ bao gồm các bản vẽ chi tiết khác nhau về kết cấu, kiến trúc, lò sưởi, hệ thống thông gió,… Số lượng bản vẽ có thể tối đa là 30 và phải thể hiện được thông số, kết cấu của các công trình xây dựng. Mà căn cứ theo đó, các kỹ sư hoàn toàn có thể tiến hành thi công, xây dựng trên thực tế mà vẫn đảm bảo chính xác, phù hợp với quy định về hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công

Phần tài liệu về kinh tế, kỹ thuật liên quan thì sẽ thể hiện rõ được dự án đầu tư xây dựng công trình. Còn các số liệu kinh tế kỹ thuật thì sẽ có liên quan đến giá thành thi công công trình, bắt đầu từ giai đoạn chuẩn bị cho đến giai đoạn xây lắp trên thực tế. 

  • Quy định và yêu cầu cụ thể của hồ sơ thiết kế

Khi tiến hành lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công thì cần đảm bảo các quy định và yêu cầu như sau: 

Thực hiện đầy đủ yêu cầu được quy định trong văn bản pháp luật về quy trình  lập cũng như quy cách trình bày và thiết kế hồ sơ

Đối với phần thuyết minh, tài liệu liên quan thì phải thể hiện trên giấy khổ A4. Các hình vẽ còn lại thì có thể trình bày trên các khổ giấy khác nhưng cần phải đảm bảo sự rõ ràng về nội dung, phù hợp với các yêu cầu chung của quy định nhà nước về thiết kế, trình bày. 

quy định về hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công
Các bước trong quá trình xây dựng cần phải theo quy định của nhà nước

Phần khung tên bản vẽ thì phải tuân thủ theo TCVN 5571 (2012) về quy cách trình bày (gồm nội dung, kích thước, chữ viết…) 

Đường nét thể hiện phải được trình bày theo quy định TCVN5570 (2012). Cụ thể là nét đậm trong bản vẽ phải đủ từ 0.5mm đến 0.7mm. Trong khi trình bày bản vẽ cần phải căn cứ vào tỷ lệ của bản vẽ để đưa ra được tỷ lệ nét vẽ phù hợp. 

Tỷ lệ bản vẽ trong thiết kế phải thể hiện được rõ ràng, chính xác các chi tiết ở bên trong. Điều này để đảm bảo không gây ra sự hiểu lầm cho người đọc và phải thống nhất giữa bản vẽ được sử dụng trong quy định về hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công.

Trên đây là những thông tin cụ thể về nội dung của bản vẽ thi công, của bộ hồ sơ thiết kế cũng như là những quy định về hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công. Qua nội dung bài viết, các chủ đầu tư, các đối tác liên quan hoàn toàn có thể nắm được tiêu chuẩn cơ bản để tiến hành lên kế hoạch, thiết kế hay duyệt các phương án khi xây dựng công trình. Hi vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho mọi người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *