Độ sụt bê tông là gì? Những thông tin bạn nên biết tiêu chuẩn của sụt bê tông

Nếu như bạn quan tâm đến chất lượng của bê tông thì chắc chắn sẽ không thể bỏ qua được câu hỏi “Độ sụt bê tông là gì?”. Và bạn cũng cần phải tính toán chính xác để công trình này có thể đạt được chất lượng đảm bảo?

Độ sụt bê tông là gì

Khái niệm độ sụt bê tông là gì?

Đây là một thuật ngữ dùng để mô tả mức độ sụt của bê tông, nó chịu ảnh hưởng từ sức nặng của công trình hay từ các tác động của môi trường bên ngoài. Chỉ số này biểu thị mức độ dễ chảy hay tính linh động của hỗn hợp bê tông. Khi ta đổ vữa vào khuôn thì độ sụt bê tông được thể hiện rõ nét nhất, ở thời điểm vữa linh động càng cao thì  việc bê tông sẽ càng dễ dàng để phủ kín khuôn đúc hoặc bề mặt cần thi công.

Tại sao cần kiểm tra độ sụt bê tông trong xây dựng

Mục đích kiểm tra là để đo lường sự thống nhất của bê tông cần tiến hành kiểm tra độ sụt. Từ đó xem xét để chắc chắn rằng hỗn hợp có đảm bảo tính đồng nhất của xi măng. Kiểm tra độ sụt bê tông còn có thể xác định được bê tông có dễ thi công hay không. Kết quả độ sụt được dùng để điều chỉnh và làm thay đổi cấp phối bê tông bằng cách thay đổi tỷ lệ xi măng-nước hoặc thêm các phụ gia hóa dẻo để tăng chất lượng của hỗn hợp bê tông.

Đối với mặt kỹ thuật: đảm bảo tỷ lệ hỗn hợp hài hòa, đúng tiêu chuẩn,

Đối với mặt thi công: có thể để cam kết mẻ bê tồn đó được phép đưa vào sử dụng, đạt được sự đồng ý của chủ đầu tư.

Các thiết bị chuyên dụng dùng để để kiểm tra độ sụt bê tông như

  • Mâm phẳng đủ rộng
  • Bay xoa gạt phẳng hỗn hợp
  • Que thép tròn để đầm
  • Nón sụt(hay nón Abraham)
  • Thước thép
  • Bê tông.

Hướng dẫn cách kiểm tra độ sụt bê tông hiệu quả nhất

Độ sụt bê tông là gì

Để quá trình thi công có thể diễn ra một cách lợi thì cần phải trải qua các bước để kiểm tra độ sụt bê tông trước khi dùng vữa để thi công công trình.

  • Bước 1: Tiến hành đặt chảo trộn trên sàn nhà và làm ẩm nó với một ít nước. Lưu ý là không để nước đọng lại
  • Bước 2: Sau đó cố định và giữ vững hình nón tại chỗ bằng cách hãy sử dụng 2 chân giữ.
  • Bước 3: Chèn hỗn hợp bê tông vào để cho hỗn hợp đạt bằng phần ba hình nón. Sau đó, đầm chặt lớp vật liệu. mỗi lớp tiến hành 25 lần bằng các thanh thép theo chuyển động tròn, và đảm bảo không để cho hỗn hợp bị khuấy.
  • Bước 4: Thêm các hỗn hợp cụ thể hơn để đánh dấu hai phần ba. tiến hành lặp lại 25 lần nén và đầm chặt sao cho thật vừa lớp trước bê tông.
  • Bước 5: Sau đó hỗn hợp bê tông vào đầy nón sụt, sau đó lặp lại quá trình đầm 25 lần là được.
  • Bước 6: Bỏ đi phần bê tông thừa ở phần trên của nón cụt bằng cách sử dụng que đầm thép trong một chuyển động quanh cho đến khi bề mặt phẳng lại.
  • Bước 7: Từ từ tháo bỏ nón sụt, nâng nó theo chiều dọc trong thời gian (10 giây có thể thêm bớt 2 giây), đảm bảo rằng mẫu bê tông không bị di chuyển.
  • Bước 8: Đợi hỗn hợp bê tông sụt theo tỷ lệ quy định.
  • Bước 9: Sau khi bê tông ổn định rồi, tiến hành đo sự sụt giảm theo chiều cao bằng cách chuyển hình nón ngược sụt xuống đặt ở bên cạnh các mẫu, đặt que thép nén lên trên nón sụt giảm, tiếp tục tiến hành đo khoảng cách từ thanh đến tâm di dời lúc ban đầu.

Lưu ý trong quá trình kiểm tra độ sụt bê tông

Các dụng cụ dùng để kiểm tra độ sụt phải được làm sạch, đặc biệt là nón cụt vì như thế nó sẽ không làm thay đổi kết quả kiểm tra.

Khi nâng nón lên theo phương thẳng đứng thì cần làm chậm và không được chuyển động theo phương ngang. 

Phải kiểm tra ngay sau khi thực hiện bỏ nón cụt ra khỏi bê tông.

Cách chọn độ sụt bê tông hợp lý nhất

Độ sụt bê tông là gì

  • Nếu nhà có tối đa 3 tầng thì có thể sử dụng mác bê tông 200. Nhịp giữa của các dầm quá lớn ta thì nên sử dụng mác 250.
  • Nếu nhà từ 4-6 tầng thì cần sử dụng mác 250. Nhịp giữa các dầm quá lớn nên có thể tiến hàng sử dụng mác 300.
  • Đối với những ngôi nhà thi công từ 6-10 tầng thì thường phải sử dụng mác 300.
  • Các loại nhà dân dụng thì nên chọn mức có độ sụt 10 ± 2 (tối đa là 12±2 khi lên cao) dùng bơm để đổ bê tông. Còn đối với các công trình đổ bê tông có móng đổ trực tiếp mà không sử dụng bơm thì chọn độ sụt nên ít hơn: có thể dùng mức 6 ±2.
  • Móng của nhà xưởng, nhà cao tầng hoặc nhà công nghiệp hay nhà kho nên là: 300 – 400;
  • Đối với các cọc bê tông đúc sẵn hoặc cọc nhồi thì sử dụng mác bê tông 300 trở lên; Mố, trụ cầu, và dầm cầu, dầm dự ứng lực nên sử dụng mác bê tông 350 trở lên.

Một số ứng dụng của việc đo độ sụt bê tông

  • Độ sụt bê tông tương tự như nhãn mác để thể hiện chất lượng của bê tông. Vì vậy, tùy thuộc vào từng loại công trình khác nhau mà người ta sẽ thiết kế để có từng độ sụt riêng biệt.
  • Độ sụt bê tông sẽ có ảnh hưởng tới quá trình thi công công trình.
  • Tính linh động của hỗn hợp bê tông sẽ là yếu tố quyết định nhiều tới các giai đoạn thi công khác như bơm, đổ bê tông…
  • Độ sụt bê tông cũng sẽ có ảnh hưởng tới chi phí xây dựng công trình
  • Mỗi hỗn hợp bê tông khác nhau sẽ có mác và độ sụt khác nhau nó sẽ được quyết định do tỉ lệ nguyên liệu cát, xi măng, đá… và nguyên liệu đầu vào khác nhau. Bởi vậy, các chỉ số này cần phải được xác định cụ thể trước cho các bản thiết kế.
  • Độ sụt không phù hợp sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng công trình, mà khôn chỉ thế còn ảnh hưởng tới chi phí khi sử dụng bê tông có độ sụt quá cao (sử dụng nhiều cốt liệu – cốt liệu đặc).

Chúng tôi vừa giới thiệu tới các bạn toàn bộ các thông tin về  “độ sụt bê tông là gì?”. Chúc các bạn sẽ thành công khi thực hiện công đoạn này.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *