Nên đổ sàn bê tông dày bao nhiêu là hợp lý

Khi thực hiện đổ sàn bê tông, việc xem xét độ dày của nó là rất quan trọng. Và để giúp bạn có thêm thông tin chi tiết về việc đổ sàn bê tông dày bao nhiêu là hợp lý thì bạn hãy đọc bài viết dưới đây nhé.

Nên đổ sàn bê tông dày bao nhiêu thì thích hợp?

đổ sàn bê tông dày bao nhiêu

 

Ảnh hưởng của độ dày sàn bê tông đến chất lượng công trình

Khi tính toán được chính xác được độ dày của sàn bê tông thì chúng ta sẽ đảm bảo được độ bền và nhẵn bóng cùng khả năng chống ẩm ướt và trơn trượt cũng như có thể tiết kiệm chi phí đầu tư một cách phù hợp nhất.

Nhưng khi thực hiện đổ sàn bê tông thì độ dày sàn bê tông công trình dân dụng chắc chắn sẽ khác với sàn bê tông nhà xưởng và các kết cấu sàn khác. Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp công thức tính sàn bê tông chuẩn nhất.

Các kỹ sư đầu ngành cho biết, trong một kết cấu công trình xây dựng dân dụng, khối lượng bê tông sàn sẽ chiếm khoảng  30% khối lượng bê tông của  công trình. Vì vậy mà việc đổ sàn bê tông phải làm rất cẩn thận. Nếu đổ sàn mỏng, không đảm bảo độ dày như quy định trọng tải của công trình sẽ giảm. Vì vậy nên thông thường, độ dày bê tông sàn dân dụng sẽ phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như: kích thước nhịp, tải trọng tác dụng, mác bê tông, loại  thép sử dụng, độ cứng của dầm, hàm lượng thép…

Cách tính độ dày sàn bê tông trong công trình dân dụng

 

Cách 1: Sử dụng công thức để tính sàn bê tông cốt thép toàn khối :h =(D/m)Lng

Trong đó:

  • Hmin là trị số, quy định đối với từng loại sàn tương ứng là: 5cm đối với mái và 6cm đối với sàn nhà dân dụng.
  • Lng: chiều dài cạnh ngắn tính toán của ô bàn. D = 0,8 – 1,4 phụ thuộc vào tải trọng.
  • Trị số m được chọn trong  khoảng 30 -35 với bản loại dầm
  • Trị số m khoảng 40-45 đối với bản kê bốn cạnh, chọn m bé ứng với bản kê tự do, m thích hợp với bản liên tục.

Cách 2: Cách tính chiều dày sàn nhà dân dụng tối thiểu theo AIC

Với bản kê bốn cạnh hay loại bản dầm, AIC đưa ra trị số hmin dựa theo điều kiện độ võng phụ thuộc vào độ cứng của dầm và loại thép sử dụng.

Khi 0,2 < α < 2,0 thì chiều dày sàn không nhỏ hơn:

  • h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 5ß (anpha -0,2)] và 5 in
  • Khi α>2 thì chiều dày sàn không nhỏ hơn:
  • h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 9ß)] và 3,5 in
  • Trong đó ta có: α là tỉ số độ cứng của dầm và của sàn được tính bằng công thức α = EdJd/EsJ

Các yêu cầu về độ dày bê tông sàn trong công trình dân dụng

Xét về cường độ và khả năng chịu tải: Chiều dày sàn nhà dân dụng cần phải đảm bảo được cường độ và độ cứng chịu tải trọng của bản thân cùng tường vách đặt trực tiếp lên sàn. Những tác động của con người, các vật dụng gia đình hoặc các thiết bị máy móc để bảo đảm không bị gãy, sập gây ra nguy hiểm cho con người và hư hỏng các vật dụng bên trong công trình.

Có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt: Sàn là kết cấu dùng để chịu tải trong của toàn bộ công trình cũng là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các tác động của con người. Khi chúng ta đi lại, hoạt động làm sao để giữa các tầng trong cùng một ngôi nhà sẽ chỉ chịu ảnh hưởng ở mức tối thiểu nhât. Đây là một yêu cầu lớn về độ dày sàn bê tông cần đảm bảo.

Khả năng chống ăn mòn, chống thấm và chống cháy: Đây đều là những yêu cầu cơ bản khi tính toán độ dày của sàn nhà dân dụng.

Đảm bảo tính kinh tế: Khi sàn bê tông quá dày thì sẽ lãng phí kinh tế, đôi khi  còn làm tăng tải trọng của công trình,  dẫn đến khả năng chịu nén của công trình cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế cần tính toán để vừa đảm bảo độ dày mà sàn phải nhẹ để đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Một vài kinh nghiệm khi đổ sàn bê tông

Sau khi đã tính toán xong  độ dày cần thiết của sàn thì hãy tiến hành các công việc liên quan để đổ sàn. Thôn thường độ dày của sàn là khoảng  từ 8 đến 10 cm.

Khi thực hiện việc đổ sàn thì hãy đổ giật lùi và đổ 1 lớp. Không được ra tạo sự phân tầng của sàn bê tông vì như thế sẽ gây mất mỹ quan, mất sự kết nối giữa các kết cấu, chất lượng công trình giảm đi.

Khi đổ sàn thì nên chia thành các diện tích nhỏ từ 1 đến 2m. Ta phải đổ xong một dải rồi mới đổ dải đến lớp kế tiếp. Khi thực hiện đổ đến cách dầm chính khoảng 1m là có thể bắt đầu đổ dầm chính. Đổ bê tông vào dầm đến khi cách mặt trên cốp pha sàn từ 5 đến 10cm thì ta lại tiếp tục đổ bê tông sàn.

Những điểm cần lưu ý khi đổ sàn bê tông cốt thép

Mặt sàn bê tông thường chia thành từng dải với diện tích mỗi dải rộng 1 đến 2m. Lưu ý ta phải đổ xong một dải mới đổ dải kế tiếp

Một lưu ý khác nữa là khối bê tông cần đổ phải luôn ở vị trí thấp hơn so với các vị trí của các phương tiện vận chuyển bê tông tới. Khi đổ bê tông chúng ta sẽ bắt đầu từ chỗ xa nhất với vị trí tiếp nhận rồi sau đó lùi dần về vị trí gần. Khi thi công cần tránh để nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha hoặc dọc theo mặt vách hộc cốp pha. Tất cả các thao tác như đầm, gạt mặt, xoa cần phải được tiến hành theo hình thức nhanh, liên tục.

Khi đổ bê tông sàn cần khống chế độ cao bằng các cữ, nếu không  làm như thế sẽ gây ra lãng phí ở khâu này. Tiếp theo hãy dùng bàn xoa gỗ đập và xoa cho phẳng mặt.

Với bài viết trên chúng tôi hi vọng rằng đã có thể cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết về đổ sàn bê tông dày bao nhiêu là hợp lý, và cùng với các quy trình và lưu ý khi  thi công đổ sàn bê tông đảm bảo kỹ thuật và sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *