Hiện nay, các bậc phụ huynh thường có hình thức để lại của cải cho con bằng cách tặng nhà. Việc này cũng khá phổ biến ở Việt Nam ta. Tuy nhiên, việc sang tên cần nhiều giấy tờ và công chứng của pháp luật. Vì vậy, ta cần phải tìm hiểu kỹ, tránh sai sót và được sự công nhận của pháp luật vì ngày nay có nhiều trường hợp làm trái với quy định hoặc là sai các bước thủ tục khiến cho việc chuyển nhượng không thành công hay tiền mất tật mang. Do đó, bài viết này sẽ đưa ra một số thông tin về thủ tục sang tên sổ đỏ từ bố mẹ sang con, các bạn hãy cùng tham khảo để biết thêm thông tin nhé.
Thủ tục sang tên sổ đỏ từ bố mẹ sang con
Thủ tục sang tên sổ đỏ từ bố mẹ sang con là gì? Đây là hình thức chuyển nhượng tài sản cụ thể là nhà ở giữa nhiều đối tượng. Là điểm a khoản 3 điều 167 luật Đất đai năm 2013 cần có sự cho phép và chứng thực của nhà đất. Vì ngày nay hình thức này khá được ưa chuộng nên bạn có thể tự mình thực hiện để đỡ mất lệ phí và thời gian. Trước hết cần chuẩn bị:
- Bố mẹ( người chuyển nhượng ): giấy tờ tùy thân bao gồm căn cước công dân và giấy đăng ký kết hôn, chứng nhận quyền sử dụng nhà và đất, sổ đỏ, hợp đồng chuyển nhượng đã qua chỉnh sửa và được bên công chứng soạn thảo.
- Con cái ( người nhận ): giấy tờ tùy thân cụ thể là chứng minh nhân dân và đăng ký kết hôn nếu có.
Những lưu ý khi sang tên sổ đỏ từ bố mẹ sang con
Trước khi thực hiện hành vi này, hãy đọc chuyên mục lưu ý sau để tránh phạm phải những lỗi sai không đáng có. Tránh mất thời gian hay tiền oan mà không thành công.
Chuyển nhượng bằng lời nói
Nghe có vẻ khá ngớ ngẩn nhưng mà vẫn có rất nhiều người chưa biết. Họ cho rằng nhà, đất là của họ nên họ muốn cho ai, tặng ai cũng được. Không cần qua thẩm quyền hay nhà nước nhưng điều này hoàn toàn sai nhé. Theo như điều luật 2013 ở trên, để con cái được sở hữu nhà cần có hợp đồng sang tên sổ đỏ và được pháp luật công nhận
Không đăng ký biến động đất đai
Đây là một trong những điều bạn cần phải lưu ý vì sẽ bị phạt tiền tùy theo mức. Cụ thể :
Ở nông thôn, phạt tiền từ 1 000 000 đến 3 000 000 đồng nếu TRONG thời gian 24 tháng kể từ ngày quá hạn mà không thực hiện đăng ký biến động.
Phạt tiền từ 2 000 000 – 5 000 000 đồng nếu quá thời gian 24 tháng kể từ ngày quá hạn nêu trên mà không thực hiện đăng ký biến động.
Còn đối với nhà đất thành phố mức phạt sẽ nhân 2 nói chung là cao hơn.
Quyền sử dụng đất không trong thời gian thi hành án
Người nhận nếu không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được phép dùng nó để trồng lúa. Hơn nữa, nếu thuộc mục rừng ( rừng phòng hộ, rừng đặc dụng ) mà người được chuyển nhận không trực tiếp ở thì cũng không được chuyển nhượng lại cho người khác.
Trong thời hạn 30 ngày phải đăng ký thực hiện biến động đất đai
Theo khoản 4 Điều 95 Luật đất đai năm 2013 thì: tài sản gắn liền với đất mà muốn tặng cho người sử dụng tài sản gắn liền với đất thì phải thực hiện đăng ký biến động đất đai.
Bên cạnh đó, theo khoản 6 Điều này, trong vòng 30 ngày kể từ ngày chuyển nhượng có hiệu lực thì đôi bên đều phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai.
Được miễn thuế và lệ phí khi chuyển nhượng, sang tên sổ đỏ từ bố mẹ sang con. Cụ thể:
Căn cứ vào điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111 năm 2013/TT-BTC thì việc sang tên từ bố mẹ ruột sang con ruột, bố mẹ nuôi sang con nuôi, bố mẹ chồng với con dâu và bố mẹ vợ sang con rể đều hoàn toàn miễn phí trước bạ.
Bài viết trên đây là những thông tin mà đã thu thập được để giúp bạn tìm hiểu về giấy tờ cũng như thủ tục sang tên sổ đỏ từ bố mẹ sang con. Mong rằng, nó đã phần nào giải đáp thắc mắc đồng thời giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị hồ sơ, thông tin để nhận hay chuyển nhượng 1 cách thành công nhất.