Mẫu giấy mua bán đất nông nghiệp được hiểu như thế nào? Cần có những lưu ý gì để tránh xảy ra những rủi ro, tranh chấp không đáng có? Bài viết này sẽ giúp bạn biết thêm về mẫu giấy này nhé!
Mẫu giấy mua bán đất nông nghiệp được hiểu như thế nào?
Mẫu giấy mua bán giao dịch đất nông nghiệp được gọi là mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân mong muốn bán hay chuyển nhượng cho người khác. Hợp đồng mua bán đất nông nghiệp này, phải có công chứng tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Điều kiện mua bán trong mẫu giấy mua bán đất nông nghiệp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013, người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng sử dụng đất như sau:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc sở hữu đất.
- Đất không đang quá trình tranh chấp.
- Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án đối với quyền sử dụng đất
- Đang trong thời hạn sử dụng đất đai
- Phải có đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai về việc chuyển nhượng đất và có hiệu lực vào ngày đăng ký sổ địa chính
Các bạn có thể tải mẫu giấy mua bán đất nông nghiệp TẠI ĐÂY
Tính pháp lý của các mẫu giấy mua bán đất nông nghiệp viết tay
Đối với mẫu giấy mua bán đất nông nghiệp chưa có Sổ đỏ
Khi thực hiện hợp đồng giao dịch mua bán đất nông nghiệp, tuân thủ các quy định của giao dịch về mặt hình thức. Ví dụ như chuyển nhượng QSDĐ phải có văn bản được chứng nhận của cơ quan công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực UBND các cấp .
Các bên liên quan khôi phục tình trạng ban đầu nếu giao dịch dân sự vô hiệu, hoàn lại các khoản đã trả cho nhau và những gì đã nhận. Bên nào gây nên thiệt hại phải bồi thường theo quy định đã cam kết trước đó của hợp đồng
Thiệt hại bao gồm: Các khoản tiền mà các bên liên quan chuyển nhượng bỏ ra nhằm khôi phục tình trạng diện tích đất ban đầu; khoản tiền mà bên nhận đã chi ra để gia tăng giá trị quyền được sử dụng đất, giá trị tài sản,… trên đất.
Đối với mẫu giấy mua bán đất nông nghiệp có Sổ đỏ
Đối với việc mua bán giao dịch đất bằng hợp đồng chuyển nhượng có Sổ đỏ viết tay. Bên nhận chuyển nhượng đã có nhà kiên cố hoặc trồng cây lâu năm… và bên chuyển nhượng không nói gì cũng như phản đối, tòa án sẽ công nhận hợp đồng giao dịch mua bán đất bằng giấy ghi tay này.
Nếu bên nhận chuyển nhượng chỉ lấy một phần diện tích đất làm nhà thì tòa án phải xem xét nên công nhận phần đất đã có nhà hay hủy phần diện tích đất còn lại chưa làm nhà.
Những lưu ý khi ký kết mẫu giấy mua bán đất nông nghiệp viết tay
- Xem xét nguồn gốc nhà đất, cần chú ý đến thời điểm sử dụng đất, thực hiện các giao dịch mua bán trước đó có ý nghĩa khá quan trọng, vì nó đi đôi với các quy định về pháp luật của đất đai
- Xác nhận xem đất nông nghiệp quy hoạch có nằm trong trường hợp được chuyển đổi mục đích sử dụng hay không, diện tích đất tối thiểu phải được tách thửa, cấp GCNQSDĐ theo quy định khác nhau của từng tỉnh hoặc thành phố.
- Đất có nằm trong trường hợp kê biên để đấu giá hay được dùng để thế chấp hay không, đang thực hiện một nghĩa vụ khác không hay là đất có đang trong quá trình tranh chấp hay không
- Tìm hiểu rõ ràng các thông tin nhà đất có hoàn toàn thuộc quyền của người bán hay không. Điển hình như có phải đất được Nhà nước giao cho người bán đất hay không hoặc có phải là đất được kế thừa theo di chúc hay pháp luật….
- Mẫu giấy mua bán đất nông nghiệp nên nêu cụ thể các quyền và nghĩa vụ phải thực hiện của các bên liên quan, những đối tượng giao dịch, phương thức để thanh toán, phạt vi phạm hợp đồng ra sao, như thế nào?, ai là người làm chứng,…
- Nên thỏa thuận các phương pháp và thủ tục chuyển nhượng sau khi có sổ đỏ, để tránh các rủi ro hay bất cập, nếu bạn đang chờ công nhận QSDĐ hoặc mua đất bằng hợp đồng ghi tay.
Một số nguy cơ và hiểm họa khi sử dụng mẫu giấy mua bán đất nông nghiệp được viết tay
Giao dịch mua bán bằng giấy tay có thể làm người mua bị chủ đất lừa gạt, lật lọng khi có thể lô đất đó đã bán cho nhiều người cùng một lúc. Hoặc có một số tình huống chủ đất sẽ làm khó dễ hay đòi thêm tiền mới chịu ký giấy để sang nhượng quyền sử dụng đất. Tồi tệ hơn là người mua nhà đất theo cách này có thể có nguy cơ bị trắng tay và mất tiền. Vì vậy người mua cần hợp thức hóa giấy tờ CNQSDD nhanh chóng, càng sớm càng tốt khi áp dụng hình thức giao dịch bằng mẫu giấy mua bán nhà đất ghi tay. Để hạn chế và tránh những tranh chấp hay rủi ro phức tạp có thể xảy đến sau này.
Chắc chắn bài viết trên đã giải đáp các thắc mắc của các bạn về vấn đề mẫu giấy mua bán đất nông nghiệp rồi phải không nào? Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn.